Ngày 18/9/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP  quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Nội dung của Nghị định 70/2023/NĐ-CP đã có những thay đổi quan trọng, hướng dẫn cụ thể và chi tiết hơn một số vấn đề còn hạn chế của Nghị định 152/2020/NĐ-CP cho phù hợp với tình hình thực tiễn

Những điểm mới của Nghị định 70/2023/NĐ-CP

Yêu cầu đối với chuyên gia, giám đốc điều hành, lao động kỹ thuật nước ngoài

  • Chuyên gia chỉ cần tốt nghiệp Đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí phù hợp với công việc dự kiến làm việc ở Việt Nam (thay vì phải có bằng Đại học đúng chuyên ngành dự kiến làm việc).
  • Giám đốc điều hành có thể bao gồm: Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp; Người đứng đầu và trực tiếp điều hành ít nhất 01 lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
  • Lao động kỹ thuật chỉ cần được đào tạo ít nhất 01 năm và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm phù hợp với công việc dự kiến làm việc ở Việt Nam.

Thêm trường hợp người lao động nước ngoài không phải xin giấy phép lao động, gồm:

  • Người nước ngoài được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cử sang Việt Nam làm công tác giảng dạy hoặc làm nhà quản lý, giám đốc điều hành tại cơ sở giáo dục do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức liên chính phủ đề nghị thành lập tại Việt Nam;
  • Người nước ngoài được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận người lao động nước ngoài vào Việt Nam để làm nhà quản lý, giám đốc điều hành, hiệu trưởng, hiệu phó  của cơ sở giáo dục do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức liên chính phủ đề nghị thành lập tại Việt Nam.

Bổ sung trường hợp cấp lại giấy phép lao động

Đó là trường hợp khi doanh nghiệp đổi tên, nhưng không làm thay đổi mã số doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần làm thủ tục cấp đổi lại giấy phép lao động cho người nước ngoài.

Người lao động nước ngoài làm việc tại nhiều tỉnh, thành phải báo cáo

  • Cơ quan quản lý: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài đó đến làm việc.
  • Hình thức báo cáo: Online.

Thời hạn thực hiện: Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc.

  • Hồ sơ: Mẫu số 17/PLI về Báo cáo tình hình người lao động nước ngoài đến làm việc.

Doanh nghiệp phải đăng tải thông báo tuyển dụng lao động trên các trang thông theo quy định trước khi có nhu cầu tuyển dụng người nước ngoài vào làm việc

Từ ngày 01/01/2024, doanh nghiệp phải đăng tải thông báo tuyển dụng lao động trên các trang thông theo quy định trước khi có nhu cầu tuyển dụng người nước ngoài vào làm việc Doanh nghiệp phải đăng tải thông báo tuyển dụng lao động vào làm việc trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến báo cáo giải trình. Nếu không tuyển dụng được người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng người lao động nước ngoài thì doanh nghiệp mới được tuyển dụng người lao động nước ngoài. Sau đó doanh nghiệp mới được thực hiện các thủ tục khác liên quan về sau.

Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài theo Nghị định 70/2023/NĐ-CP

Bước 1: Đăng tải thông tin tuyển dụng lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng lao động nước ngoài

Bước 2: Xin chấp thuận nhu cầu sử dụng/thay đổi nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài

Người sử dụng lao động in ảnh và đường link truy cập bài đăng thông tin tuyển dụng lao động trên trang thông tin điện tử kèm theo văn bản giải trình/giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài nộp qua trang thông tin dịch vụ công quốc gia tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở (nộp online) trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày có nhu cầu sử dụng hoặc thay đổi nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài.

Cơ quan chuyên môn sẽ giải quyết hồ sơ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ. Đến ngày hẹn trả kết quả, doanh nghiệp mang toàn bộ hồ sơ gốc kèm thông báo tiếp nhận online gửi tới Sở Lao động – Thương Binh và Xã hội tỉnh, thành phố theo quy định để nhận văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng / thay đổi nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài của doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Lao động – Thương Binh và Xã hội sẽ ra văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung.

Bước 3: Xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

Kết luận

Trên đây là bài viết về dịch vụ làm Giấy phép lao động của Minta Legal đã biên soạn và đã thông qua đội ngũ Luật sư của chúng tôi kiểm duyệt. Hi vọng qua bài viết này sẽ hỗ trợ cho các bạn những thông tin cần thiết. Nếu đọc qua bài viết còn thắc mắc vấn đề gì hãy call/zalo cho chúng tôi để nhận tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé. Trân trọng!

5/5 - (1 bình chọn)